Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Cơm hến đất kinh kỳ
Cơm hến thường được nhắc đến như một đặc sản của Huế. Nền ẩm thực đất kinh kỳ này vẫn có những món ăn dân dã nổi tiếng bên cạnh những món cung đình. Và cơm hến ngon nhất là khi dùng ngay tại Huế như một món ăn đường phố.

 


Nếu có nghe danh tiếng món cơm hến xứ Huế. Bạn hãy dằn lòng đợi đến Huế mà ăn, đừng nóng vội thưởng thức chén cơm hến tha phương mà rồi thất vọng bỏ qua một món ngon tuyệt hảo của đất kinh kỳ.


 


Dân dã mà cầu kỳ


 


Dù người nặng lòng với món Huế có cố gắng đến thế nào để đưa món cơm hến đến với người dân nơi khác đúng với bản chất cơm hến, người ấy vẫn phải thất bại. Đơn giản là vì hến phải đúng đến Huế, con hến nhỏ mà ngọt, vị ngọt lại thanh, không ngọt đến đắng như hến nơi khác.


 


Cách nấu có thể đem đi được, nhưng con hến thì khó lòng đem đến những thành phố khác với số lượng lớn và thường xuyên như thế. Mà thay bằng hến tại địa phương thì tô cơm hến đã mất hẳn phần hồn của nó.


 



 


 


Gọi là tô nhưng đúng như tinh thần ẩm thực của đất cố đô, tô cơm hến chỉ như chiếc bát loe miệng, cạn sợt, gắp đôi ba đũa đã hết. Nhưng trong bát ấy là rất nhiều nguyên liệu, mỗi thứ chỉ một ít đã đủ khiến tô cơm hến trông đủ đầy thích mắt. Hến nguyên con, nhỏ mà mập tròn. Đậu phộng nguyên hạt, rang với dầu điều cho có màu đỏ đẹp, da heo chiên phồng thái con nhộng. Khế xanh thái lát thật mỏng. Bạc hà xắt sợi. Giá trụng sơ. Rau chuối hoặc thân chuối xắt chỉ. Rau má xắt nhỏ và tất cả các loại rau thơm.


Nhưng cái làm cho món cơm hến thêm đậm đà là nước ruốc pha loãng và nước mắm pha chua ngọt thì khó nhìn thấy, chỉ có thể cảm nhận bằng mùi vị.


 


Người ta đồ rằng, cơm hến là món ăn của người dân vạn chài. Bằng chứng là cơm dùng cơm nguội, như kiểu cơm dỡ theo buổi sáng trước khi lên thuyền. Hến và rau thì không khó tìm đối với người dân chài, có thứ gì nêm thứ ấy vào chén cơm. Dần dà thành thói quen, cứ cơm hến phải có bấy nhiêu vị mới thành món. Nếu cơm hến dân dã mà cầu kỳ là vậy, nguyên liệu thì rẻ tiền, nhưng tìm cho đủ nguyên liệu làm nên món cơm hến là cả một sự phức tạp.


 


Mà cầu kỳ đến thế, nếu khách không biết cách ăn cũng hỏng cả tô cơm hến. Trên bàn ăn luôn có sẵn một hũ ruốc, ít ớt sa tế, nước mắm pha và tỏi ngâm. Nhưng khoan hãy nêm thêm đủ loại gia vị như thói quen của người Sài Gòn. Vì bản thân tô cơm hến đã được người bán nêm đầy đủ và vừa vị, nếu vội vàng nêm thêm có khi lại hối tiếc. Chén nước hến để bên cạnh, nếu thích có thể chan luôn vào cơm, nhưng nếu thế phải nêm thêm vào nước hến kẻo món ăn đâm quá nhạt mất ngon.


 


Tuy vậy, người sành ăn ít khi chan nước hến với cơm mà thường húp chén nước xuýt nóng hổi đó cho ấm bụng trước khi dùng đến cơm.


 



 


Món cơm hến ăn phải thật cay, cay đến mức vừa ăn vừa hít hà vừa chảy nước mắt, đó mới là lúc cảm nhận được hết vị ngon của cơm hến. Cơm nguội dẻo mà rời hạt, con hến ngọt và béo, đậu phộng giòn và bùi, da heo ngậy và béo, tất cả hòa cùng mùi hương và vị mặn đậm đà của ruốc phơi chín nắng, lại thêm những loại rau đủ vị chua the ngọt đắng làm cho miếng cơm hến ngon đến không thể tả.


 


Dường như bao nhiêu hương vị cuộc đời đều dồn trong chén cơm nhỏ này. Nói không ngoa, người ăn cơm hến lần đầu ít ai ăn một tô mà dừng. Ăn một lại muốn ăn hai. Ăn cơm hến lại muốn thử bún hến. Ăn hết vẫn còn thòm thèm, chỉ phiền cái bụng không còn chỗ chứa.


 


Món quà sáng giản dị


 


Cơm hến ở Huế bán nhiều như một món ăn mà người ta có thể ăn cả ngày, ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối. Dẫu vậy người Huế thường thích chọn cơm hến làm món ăn sáng. Hàng quán bán cơm hến cũng rất đa dạng, từ gánh hàng rong với những người phụ nữ đôi vai gầy guộc rảo bước từ ngõ này sang ngõ khác, đến những quán chỉ bán một buổi, hay những quán quy mô hơn bán cố định suốt ngày.


 


 Nhưng dù quán có thế nào, món cơm hến vẫn rất bình dân, chỉ dăm bảy ngàn một tô, đi kèm có bát nước lèo nóng hôi hổi mà nhiều người mê đến nỗi, ăn tô cơm nhất định phải xin hai bát nước lèo húp cho đỡ thèm.


 



 


Dù có bán cố định hay là gánh hàng rong, các hàng cơm hến đều phải có một nồi nước hến luôn sôi sùng sục, để khi bưng ra cho khách, nước hến vẫn còn nghi ngút khói. Khách có ưng ăn cơm trước khi húp nước thì nước vẫn còn ấm nóng chờ khách. Nhất là những ngày tiết trời se lạnh, húp chén nước hến ngọt lừ và ấm nóng, thật không có gì khoan khoái bằng!


 


Đến Huế, buổi sáng ra đường, nếu thấy một gánh hàng rong xúm xít người xung quanh phần nhiều có thể đoán đó là gánh cơm hến. Những quán bán cố định thường có khách lai rai cả ngày nhưng đông nhất vẫn là buổi sáng và tấp nập nhất là những quán gần chợ. Các bà các chị trước khi vào chị ghé ăn chén cơm hến, vừa no dạ vừa ấm lòng. Cũng có những khu bán cơm hến tập trung, như ở Vĩ Dạ, Đập Đá...


 


Ngoài cơm hến, các quán này cũng bán thêm bún hến, cháo hến. Bún hến không khác mấy so với cơm hến, cũng bấy nhiêu nguyên liệu và rau rợ, chỉ thay cơm bằng bún mà thôi. Nhưng thường thì người ta thích chan luôn nước lèo vào bún thay vì dùng riêng như cơm. Còn cháo hến lại dùng loại hến to như nghêu, nguyên liệu đơn giản hơn và cách ăn cũng chẳng mấy cầu kỳ.


 


Theo Yên Nghi

Món Ngon Việt Nam

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Rực rỡ hoa đào Nhật Bản ở Sapa (19-12-2010)
    Cùng khám phá 3 quán bún miền Trung trong lòng Sài Gòn (16-12-2010)
    Lắng hồn đền Gióng (16-12-2010)
    Bà Nà kỳ ảo trong sương (14-12-2010)
    Đông về nhớ bát cháo trai (07-12-2010)
    Sài Gòn lãng mạn cùng lá vàng (01-12-2010)
    Có những chốn thần tiên ở Hà Giang (26-11-2010)
    Bia cỏ phố cổ (24-11-2010)
    Huyền thoại hồ Hà Nội (23-11-2010)
    Chợt nhớ bánh Tráng quê mình (17-11-2010)
    Hà Nội trong mắt người Sài Gòn (10-11-2010)
    Về đất Tây Sơn  (04-11-2010)
    Quyến rũ mùa thu Mộc Châu (29-10-2010)
    Đi thăm chùa Hương (25-10-2010)
    Huyền thoại Suối Mỡ (23-10-2010)
    Mộng mơ Quan Sơn (15-10-2010)
    Đẹp lung linh khoảnh khắc gia đình Việt (13-10-2010)
    Đi thuyền ngược sông Chày (08-10-2010)
    Hoàng hôn Tràm Chim (05-10-2010)
    Hồ Kẻ Gỗ (05-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152773311.